Đau đại tràng uống thuốc gì tốt nhất nhanh hết bệnh?
Việc tự ý dùng thuốc kháng sinh khi bị viêm đại tràng là điều mà không thầy thuốc nào muốn khuyên bệnh nhân. Để biết đau đại tràng uống thuốc gì nhanh đỡ, hãy tham khảo ngay sau đây.
Đau đại tràng uống thuốc gì nhanh đỡ?
Thuốc giảm đau, giảm co thắt đại tràng
Ở bệnh nhân
viêm đại tràng có các dấu hiệu đau và co thắt vùng bụng thường được chỉ định
thuốc Duspatalin, Spasfon, No-spa,... Tùy thuộc vào mức độ đau mà mỗi bệnh nhân
có liều lượng khác nhau:
- Thuốc Trimebutin (Debridat), hàm lượng 100mg/viên, sử dụng 1-6
viên/ngày.
- Mebeverin (Duspatalin) dạng viên nén, có hàm lượng 100mg, dùng liều
2-4 viên/ngày.
- Thuốc Phloroglucinol (Spasfon) dùng uống 4 viên/ngày. Nếu dùng viên
đặt lưỡi 80mg thì dùng 2 viên/ngày. Ngoài ra nên dùng ống tiêm 40mg với
liều uống 1-3 ống/ngày.
Các loại thuốc
này có công dụng chính là giảm đau đại tràng, chống co thắt đồng thời có tác dụng
giúp người viêm đại tràng giảm rối loạn vận động, ngăn ngừa tình trạng chướng
bụng, đầy hơi,...
Thuốc chống táo bón
Người viêm đại tràng gặp tình trạng đi đại tiện ít hơn 3 lần/ngày, phân thải ra khô cứng, đau rát hậu môn khi đi đại tiện. Khi đó sẽ được chỉ định các loại thuốc giảm táo bón, có khả năng nhuận tràng và làm mềm phân.
Một số loại
thuốc trị táo bón:
- Laxan: Dạng viên nén, người lớn uống từ 1-2 viên/ngày.
- Normacol: Dạng cốm bao đường, dùng cho người từ 6 tuổi trở lên.
- Forlax: Dạng bột pha dung dịch, pha uống ngày 1-2 gói
- Macrogol: Dạng dung dịch, thành phần tương tự thuốc Folax, cần uống
theo chỉ định của bác sĩ.
Người bệnh có thể áp dụng các liệu trình chữa táo bón tới khi việc đại tiện diễn ra thuận lợi thì ngưng sử dụng. Bên cạnh đó người bệnh cần thay đổi chế độ ăn uống, uống đủ nước mỗi ngày, ăn nhiều trái cây, rau xanh có hàm lượng chất xơ cao như ra đay, mồng tơi, khoai lang,...
Thuốc cầm tiêu chảy
Đại tiện ngày
trên 3 lần là triệu chứng phổ biến của người mắc viêm đại tràng. Vì thế việc
dùng thuốc cầm tiêu chảy có tác dụng tạo màng bọc lớp niêm mạc và giảm nhu động
ruột để cầm tiêu chảy.
Một số loại
thuốc cầm tiêu chảy gồm:
- Vinacode: Dùng theo chỉ định của bác sĩ, sử dụng dài ngày có thể gây
táo bón.
- Loperamide: Ở giai đoạn đầu cần dùng 2 viên/lần, nếu hiện tượng tiêu
chảy vẫn tiếp diễn thì nên uống 4h - 6h/viên.
- Diarsed: Dạng viên bao đường, khi bị tiêu chảy cấp nên uống 2 viên/lần
trong lần uống đầu tiên. Ở trường hợp bị tiêu chảy mãn tính thì nên uống
1-2 viên/ngày.
- Các thuốc tiêu chảy khác là Imodium, Actapulgite, Smecta,...
Thuốc diệt khuẩn đường ruột
Viêm đại tràng
xuất hiện do sự mất cân bằng giữa lợi khuẩn và hại khuẩn đường ruột. Sự gia
tăng của vi khuẩn có hại làm bào mòn lớp lông nhung trong lòng đại tràng. Do đó
những loại thuốc kháng sinh có tác dụng diệt khuẩn, tránh nhiễm trùng được sử
dụng. Tuy nhiên những nhóm thuốc này chỉ sử dụng 5-7 ngày và không được dùng
lâu.
Một số loại
thuốc diệt khuẩn cho bệnh nhân đau đại tràng gồm:
- Metronidazol: Dạng viên nén 250mg, dùng 4 viên/ngày.
- Ciprofloxacin: Dạng viên hoặc dạng dung dịch, liều dùng 4 viên/ngày.
- Biseptol 480mg, dùng viên/ngày
- Với các loại kháng sinh diệt khuẩn khác thì cần phải sử dụng từ 5-7 ngày để thuốc phát huy tác dụng.
Những lưu ý khi dùng thuốc Tây chữa viêm đại tràng
Để mang lại
hiệu quả điều trị và hạn chế tái phát bệnh thì người bệnh cần lưu ý một số điểm
sau trong quá trình sử dụng thuốc.
Chỉ dùng thuốc kháng sinh khi có chỉ định từ bác sĩ
Hiện nay có
nhiều loại thuốc kháng sinh thế hệ mới sử dụng trong những trường hợp bệnh
nghiêm trọng thì lại được sử dụng bừa bãi. Do đó tình trạng kháng thuốc, dị ứng
thuốc xảy ra ở các bệnh nhân là chuyện dễ xảy ra. Để tránh sự nguy hiểm này và
đảm bảo an toàn sức khỏe thì bệnh nhân cần phải tuân thủ theo đúng chỉ định của
bác sĩ.
Dùng thuốc đúng liều lượng trong thời gian quy định
Một đợt điều
trị đại tràng bằng kháng sinh thường kéo dài liên tục khoảng 5-7 ngày. Với
trường hợp bệnh nặng thì thời gian uống thuốc phải kéo dài hơn. Chính vì thế
hãy sử dụng đúng liều lượng thuốc theo chỉ định của bác sĩ. Không nên thấy bệnh
đã giảm mà tự ý ngưng thuốc đột ngột. Bởi khi đó vi khuẩn chỉ yếu đi, chưa bị
tiêu diệt hoàn toàn. Chúng có thể kháng lại thuốc, dẫn tới tình trạng nhờn
thuốc, bệnh nặng hơn và rất khó điều trị dứt điểm nếu để vấn đề này kéo dài.
Xem hạn sử dụng trước khi dùng thuốc
Cần lưu ý rằng hạn sử dụng của thuốc trước khi sử dụng, bởi nhiều loại thuốc đã quá hạn sẽ sinh ra độc tố mạnh, gây hại cho gan, thận và sức khỏe tổng thể.
Việc sử dụng
thuốc Tây Y thường đi kèm với nhiều tác dụng phụ không mong muốn. Ảnh hưởng tới
chức năng gan - thận - dạ dày và làm tăng độc tố của thuốc. Vì thế đau đại
tràng uống thuốc gì nhanh đỡ? Người bệnh phải dùng thuốc theo chỉ định của bác
sĩ và có chế độ ăn uống kiêng khem phù hợp.
Nhận xét
Đăng nhận xét