Đau bụng đi ngoài ra nước uống thuốc gì cầm được ngay?
Đau bụng đi
ngoài ra nước là dấu hiệu của chứng tiêu chảy và có thể là tình trạng cảnh báo
bệnh lý đường ruột. Vậy khi đau bụng đi ngoài ra nước uống thuốc gì giúp cầm
ngay được triệu chứng tiêu chảy và giúp cơ thể mau chóng hồi phục?
Tìm hiểu các khái niệm bệnh học sau:
Đau bụng đi ngoài ra nước uống thuốc gì?
Khi bị đau bụng
đi ngoài ra nước, bạn không nên dùng thuốc cầm tiêu chảy ngay. Bởi đi ngoài là
phản ứng của cơ thể giúp đào thải độc tố, nếu dùng thuốc cầm tiêu chảy, vi
khuẩn có hại tròng đường ruột sẽ không thể bị tống ra ngoài được, khiến triệu
chứng càng trở nên trầm trọng hơn.
Dưới đây là một
số loại thuốc bạn cần dùng ngay khi có triệu chứng đau bụng đi ngoài ra nước:
Dung dịch Oresol bù nước và chất điện giải
Khi đi ngoài ra
nước nhiều lần trong ngày, việc bù nước và điện giải cho cơ thể là điều bắt
buộc nên làm đầu tiên. Bởi khi đi ngoài phân lỏng, lượng nước bị mất đi trong
những lần đi đại tiện khá nhiều. Do đó, bạn cần uống bổ sung ngay dung dịch
Oresol.
Tác dụng của
dung dịch Oresol là giúp chống mất nước và điện giải. Tránh các rối loạn có thể
gây sốc do mất nước quá nhiều. Tùy theo mức độ mất nước của cơ thể, bạn có thể
sử dụng uống 2-3 gói trong ngày (tương đương với 2-3 lít nước/ngày).
Thuốc kháng tiết dịch
Thuốc kháng
tiết dịch có tác dụng ức chế men encephalinase. Đây là men phụ trách thoái hóa
encephalin nội sinh ở não và ruột, làm ức chế tiết dịch ở ruột do độc tố vi
khuẩn gây đau bụng đi ngoài hoặc do viêm mà không làm giảm dịch tiết cơ bản
khác. Thuốc được hấp thu nhanh qua niêm mạc ruột, đạt đỉnh điểm sau khi uống
thuốc 1 giờ, tác dụng khoảng 8 giờ. Tuy nhiên, sử dụng loại thuốc kháng tiết
này có thể gây buồn ngủ, thận trọng khi dùng cho phụ nữ có thai và cho con bú.
Thuốc giảm triệu chứng đau bụng đi ngoài
- Loperamid: Đây là thuốc chống tiêu chảy, nhưng không ảnh hưởng đến hệ thần kinh
trung ương. Khi dùng có thể gặp tác dụng phụ không mong muốn như táo bón,
có thể gây tê liệt ruột và hệ thần kinh trung ương nếu dùng quá liều.
Không dùng cho trẻ em dưới 2 tuổi và người bị suy gan, phụ nữ có thai 3
tháng đầu.
- Diphenoxynat: Đây là loại thuốc có chứa atropine được thải trừ qua phân, giảm đau
bụng. Tuy nhiên, tác dụng phụ của thuốc gây khô miệng, buồn ngủ, táo bón,
gây nôn mửa nhức đầu nếu cơ thể phản ứng lại với thuốc. Không dùng cho trẻ
em dưới 6 tuổi, phụ nữ trước và sau sinh.
- Actapulgite: Thuốc có tác dụng điều trị tiêu chảy cấp và các bệnh lý đau bụng đi
ngoài. Khi vào ruột, thuốc sẽ tạo thành lớp màng tổng thể giúp che chở,
hấp thu độc tố và khí độc trong đường ruột. Ngoài ra, Actapulgite còn có
khả năng cầm máu nên rất phù hợp với bệnh nhân xuất huyết tiêu hóa, chảy
máu dạ dày. Loại thuốc này khá an toàn và lành tính, có thể dùng cho cả
người lớn, trẻ em, phụ nữ có thai và đang cho con bú.
Khi nào đau bụng đi ngoài ra nước cần uống thuốc?
Với trường hợp
đau bụng đi ngoài 1-2 lần/ngày không cần quá lo ngại và không cần phải dùng
thuốc. Vì triệu chứng này có thể là kết quả của việc thay đổi thói quen sinh
hoạt và chế độ ăn uống hàng ngày.
Nếu đau bụng đi
ngoài trên 3 lần/ngày do ăn phải thức ăn nhiễm khuẩn. Hoặc bạn cũng cần đề
phòng với các bệnh lý đường ruột như viêm đại tràng, hội chứng ruột kích
thích,... Tốt nhất cần tới các cơ sở y tế chuyên khoa thăm khám để được tư vấn
thuốc uống phù hợp.
Lời khuyên dành
cho người bệnh
Ngoài việc tìm
hiểu đau bụng đi ngoài ra nước uống thuốc gì. Người bệnh cần lưu ý thói quen ăn
uống, sinh hoạt để hỗ trợ quá trình chữa bệnh và cải thiện sức khỏe nhanh
chóng.
- Thực hiện việc
ăn chín, uống sôi, không ăn đồ ăn để lâu ngày hay ăn những thực phẩm dễ bị
nhiễm khuẩn như tiết canh, rau sống, gỏi cá,...
- Giữ gìn vệ sinh
cá nhân, rửa tay trước và sau khi ăn bằng xà phòng sát khuẩn.
- Nếu số lần đi
ngoài không có dấu hiệu giảm mà có chiều hướng tăng, đi ngoài ra máu thì
khả năng cao bị kiết lỵ. Lúc này cần làm xét nghiệm phân và máu, điều trị
theo phác đồ của bác sĩ.
Ngoài sử dụng
thuốc kháng sinh, bệnh nhân có thể kết hợp sử dụng sản phẩm có thành phần từ
hương phụ, sa nhân, hoài sơn, mộc hương, bạch biển đậu,... điển hình như viên
uống đại tràng Ông Lạc để ngăn ngừa và hỗ trợ điều trị triệu chứng đau bụng, đi
ngoài nhiều lần trong ngày.
Đại tràng Ông Lạc là sản phẩm đầu tiên tại Việt
Nam được điều chế dưới công nghệ phức hợp Nano Enzyme hướng đích. Các thành
phần siêu vi Nano Enzyme có khả năng thẩm thấu và làm lành viêm tại chỗ, phục
hồi niêm mạc tổn thương, đồng thời giúp:
- Cân bằng hệ sinh
khuẩn đường ruột, tăng cường sức đề kháng cho hệ tiêu hóa.
- Giảm nhanh triệu
chứng đau bụng, đầy hơi, chướng bụng, khó tiêu, tiêu chảy, táo bón dài
ngày,...
- Hỗ trợ điều trị
chuyên sâu bệnh viêm đại tràng cấp mạn tính và viêm đại tràng co thắt.
Sản phẩm được
điều chế phân tách, hỗ trợ điều trị chuyên sâu cho từng bệnh nhân có thể bệnh
khác nhau. Được các bác sĩ, nhà thuốc tư vấn sử dụng cho bệnh nhân.
Trên đây là
thông tin chia sẻ về vấn đề đau bụng đi ngoài ra nước uống thuốc gì để bệnh
nhanh chóng cải thiện. Hy vọng bài viết trên đây đã giúp quý độc giả có phương
pháp khắc phục hiệu quả.
Nhận xét
Đăng nhận xét